12 cách bố trí tủ bếp hợp lý cho mọi căn bếp Việt

Việc bố trí tủ bếp hợp lý sẽ giúp căn bếp thêm gọn gàng, tiện lợi cho người nội trợ, đồng thời thu hút sự chú ý của khách đến chơi nhà. Đây cũng là lý do gia chủ luôn ao ước có một căn bếp sở hữu cách bố trí tủ bếp độc đáo và đầy tiện nghi. Mời gia chủ cùng Tân Kỷ Nguyên lưu lại 12 cách bố trí tủ bếp hợp lý, đơn giản cho mọi căn bếp gia đình Việt giúp gia tăng trải nghiệm nấu nướng mỗi ngày ngay trong bài viết sau

Cách bố trí tủ bếp hợp lý và tối ưu không gian
Cách bố trí tủ bếp hợp lý và tối ưu không gian cho mọi căn bếp Việt

1. Cách bố trí tủ bếp hợp lý theo hình dạng thiết kế tủ bếp

Thông thường, hình dạng thiết kế tủ bếp hay gặp là chữ L, I, U và song song. Mỗi hình dạng thiết kế tủ bếp đều có cách bố trí tủ bếp khác nhau tương ứng với mỗi khu vực tủ bếp, mang đến cho người nội trợ cảm giác gọn gàng, tính thẩm mỹ cao theo các phong cách độc đáo riêng biệt.

1.1. Cách bổ trí tủ bếp chữ l (chữ L)

Có thể thấy rằng bố trí tủ bếp hình chữ L được xem là cách bố trí tủ bếp phổ biến nhất của mọi gia đình, bởi sự tiện nghi, tối ưu không gian lưu trữ và dễ dàng lắp đặt. Tuy nhiên, gia chủ nên lưu ý một số điều dưới đây khi bố trí theo hình dạng bếp chữ L như sau:

1 – Bố trí theo luồng công việc

Việc nấu nướng luôn theo một quy trình nhất định. Do đó căn bếp cần được bố trí các khu vực phù hợp đáp ứng tối đa cho việc nấu ăn thuận lợi.

Bố trí bếp chữ L theo luồng công việc
Bố trí bếp chữ L theo luồng công việc

2 – Bố trí theo nguyên tắc tam giác

Người nội trợ khi nấu ăn sẽ thuận tay di chuyển dễ dàng nhất theo nguyên tắc tam giác. 3 góc của căn bếp hình chữ L tương ứng với  bếp nấu, khu vực sơ chế và bồn rửa.

3 – Bố trí cùng cửa sổ

Gia chủ nên bố trí một bồn rửa hoặc bếp nấu ăn gần cửa sổ để giúp căn bếp thoáng đãng, kích thích sự sáng tạo trong quá trình nấu nướng.

4 – Nhân đôi thiết kế

Với diện tích bếp rộng rãi, gia chủ có thể nhân đôi thiết kế bếp thành 2 chữ L để dễ dàng bày thêm nhiều đồ ăn sau khi nấu cũng như có thêm không gian cho bộ bàn ghế ăn.

5 – Bố trí theo phong thủy

Gia chủ cần xem mệnh của mình, theo đó bố trí màu sắc, hướng cửa bếp, vị trí để thực  phẩm sao cho phù hợp với bản mệnh.

Cách bố trí bếp chữ L
Cách bố trí bếp chữ L hợp phong thủy của cả căn nhà

6 – Thiết kế thêm bàn đảo

Với những gia chủ thích tụ tập ăn uống tại gia, cần thiết kế thêm một bàn đảo ở giữa khu vực bếp chữ L để giúp mọi người có thể quây quần nấu nướng cùng nhau.

7 – Tối đa không gian lưu trữ

Căn bếp chữ L cần bố trí cả tủ bếp trên và tủ bếp dưới để giúp cho việc lưu trữ đồ ăn, thực phẩm, gia vị cùng với ngăn kéo xoong nồi, thùng gạo thông minh sắp xếp một cách khoa học.

8 – Bố trí đèn sáng

Trong những ngày âm u, đèn sáng ở căn bếp chữ L sẽ thay thế ánh sáng tự nhiên, ánh sáng tập trung chính vào khu vực nấu nướng giúp cho người nội trợ thuận tiện khi chế biến.

9 – Bố trí sàn giật cấp

Gia chủ có thể thiết kế màu gạch khác để ngăn cách khu vực nấu ăn với phòng khách nhằm tạo thêm sự sinh động cho căn bếp hiện đại.

10 – Bố trí đồ nội thất để tạo chữ L giả

Nếu gia chủ không muốn thiết kế căn bếp theo chữ L sẵn, có thể sử dụng phụ kiện nội thất sắp xếp tạo hình thành chữ L giả để tiết kiệm chi phí.

Bố trí tủ bếp chữ L đầy tiện nghi
Bố trí tủ bếp chữ L đầy tiện nghi, tối đa không gian lưu trữ

Gia chủ nếu muốn hiểu chi tiết hơn về các lưu ý khi bố trí bếp chữ L, hãy đọc thêm bài viết 10 cách bố trí chữ L tiện nghi giúp tối ưu không gian bếp.

1.2. Cách bố trí tủ bếp chữ i

Bếp chữ i được đặt ở ngay góc tường phía Bắc, tất cả các dụng cụ nấu ăn để gần nhau giúp người nội trợ rất thuận tiện khi lấy. Hình dạng tủ bếp này thường phù hợp với không gian nhỏ, diện tích eo hẹp. Cách bố trí tủ bếp trên và tủ bếp dưới theo 2 đường thẳng song song trên một mặt tường nên không gian lưu trữ khá hạn chế. Do đó, gia chủ nên chú ý một số vấn đề sau khi bố trí tủ bếp chữ i:

1 –  Bố trí tủ bếp chữ i phù hợp với không gian bếp

Tủ bếp chữ i thường có chiều dài hơn 3m, chiều rộng từ 60 – 85cm, chiều cao tối thiểu khoảng 80 – 85cm.

2 – Áp dụng thiết kế “tam giác vàng” trong căn bếp

Vị trí thiết kế các khu vực trong căn bếp chữ I theo thứ tự: tủ lạnh, bồn rửa, bếp nấu giúp đảm bảo quy trình nấu nướng diễn ra thuận lợi và dễ dàng.

3 – Sử dụng quy tắc song song

Gia chủ có thể đặt giá bát nâng hạ hoặc cố định ở tủ trên – bếp ga ở mặt bàn – tiếp theo tủ dưới bố trí giá để xoong nồi và cuối cùng là lò nướng.

4 – Không nên bố trí tủ bếp sát cửa sổ

Nếu bố trí tủ bếp ngay sát cửa sổ sẽ không tận dụng được khoảng không gian cần cho việc kéo, mở, các phụ kiện sẽ bị chồng chéo lên nhau. Gia chủ nên tránh kiểu bố trí này.

5 – Thiết kế thêm khu vực lưu trữ

Vì tủ bếp chữ I có không gian lưu trữ khiêm tốn nên gia chủ cần bố trí thêm một tủ đứng lưu trữ đồ khô, đặt ngay cạnh tủ lạnh để tránh đồ dùng phục vụ quá trình nấu nướng bị nhồi nhét.

6 – Linh hoạt trong sử dụng màu sắc

Gia chủ có thể bố trí một bảng màu tương phản, chẳng hạn như tủ được sơn màu trắng, điểm nhấn đường phân chia màu đen để nhìn không gian có chiều sâu hơn.

Bếp chữ i hạn chế không gian lưu trữ
Bếp chữ i hạn chế không gian lưu trữ phù hợp với căn bếp nhỏ

Có thể bạn quan tâm: BẬT MÍ 6 cách bố trí bếp chữ I tinh tế cho gia chủ!

1.3. Cách bố trí tủ bếp chữ U

Bố trí tủ bếp chữ U có thể xem là cách bố trí khá tối giản, hai cạnh chữ U đối diện ôm trọn không gian căn bếp mang lại diện tích bày biện tối đa, tiện lợi cho người nội trợ sắp xếp mọi phụ kiện bếp. Cách bố trí này thực sự là gợi ý lý tưởng cho một căn bếp rộng, dễ dàng tận dụng để kệ góc xoay, tủ đồ khô để tối ưu không gian lưu trữ đồ giúp căn bếp trở nên gọn gàng và sạch sẽ. Theo đó, gia chủ cũng nên lưu ý một số cách bố trí tủ bếp chữ U bên dưới.

1 – Bố trí tủ bếp chữ U phù hợp với không gian bếp

Thực tế, khi đặt tủ bếp theo hình chữ U phải có khu vực trống ở trung tâm tối thiểu là 1,53m, tốt nhất nên trong khoảng 1,8-2,4 m.

2 – Bố trí theo nguyên tắc tam giác

Gia chủ bố trí linh hoạt của 3 khu vực liền nhau bếp nấu, tủ lạnh và bồn rửa trên 3 bức tường đối diện nhau, trên các cánh hoặc đầu của chữ “U”.

3 – Bố trí tủ bếp gần cửa sổ

Đặt tủ bếp gần cửa sổ, khu vực “đáy” của hình chữ U, giúp ánh sáng tự nhiên tràn qua cửa sổ và theo chiều dài của căn bếp

Tủ bếp chữ U có cửa sổ
Tủ bếp chữ U có cửa sổ

4 – Sử dụng quy tắc đối xứng

Gia chủ có thể chọn một thiết bị, chẳng hạn như lò nướng hoặc máy hút mùi cỡ lớn, đặt ở giữa bếp. Sau đó, sắp xếp đồ dùng, phụ kiện khác ở xung quanh để tạo sự đối xứng.

5 – Tận dụng các khu vực lưu trữ

Hai góc trong nhà bếp hình chữ U chiếm không gian sàn đáng kể. Do đó, gia chủ nên tận dụng không gian chết trong tủ góc bằng cách sử dụng sản phẩm kệ góc xoay.

6 – Thiết kế thêm bàn đảo

Bếp chữ U sẽ tồn tại một khoảng trống ở giữa. Do vậy, gia chủ có thể bố trí thêm một bàn đảo, tạo ra khu vực mở, kết hợp thêm chỗ ngồi để tăng sự giao lưu với các thành viên, khách đến chơi.

7 – Phối màu phù hợp

Gia chủ nên thiết kế màu sáng ở các bề mặt tủ chính giúp mở rộng không gian và phản chiếu ánh sáng, màu tối đan xen tạo điểm nhấn nhá cho cả căn bếp.

Bếp chữ U phù hợp với không gian có diện tích eo hẹp
Bếp chữ U phù hợp với không gian có diện tích eo hẹp

Chi tiết: Hướng dẫn cách bố trí bếp chữ U cực tiện lợi – hiệu quả

1.4. Cách bố trí tủ bếp song song

Cách bố trí tủ bếp hợp lý song song được thiết kế dạng 2 tủ bếp độc lập, phù hợp với không gian bếp thiên về chiều sâu giúp tận dụng tối đa diện tích không gian khiêm tốn. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý một số cách bố trí tủ bếp song song bên dưới để đảm bảo quá trình nấu nướng diễn ra thuận tiện nhất.

1 – Bố trí đa mục đích

Việc bố trí tủ bếp song song không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ đồ ăn tiện lợi, gia chủ có thể bố trí kết hợp độ tương phản màu sắc không gian và thêm một bàn đảo. Điều này sẽ giúp cho khách đến chơi nhà có cảm giác căn bếp rộng rãi, thoáng đãng. Việc tổ chức các bữa tiệc lớn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với không gian bếp song song.

Bố trí tủ bếp song song tiện lợi
Bố trí tủ bếp song song tiện lợi khi khách đến chơi nhà

2 – Phối màu theo 2 tông chủ đạo

Việc lựa chọn màu sắc theo 2 tông chủ đạo phụ thuộc vào kích thước và không gian còn trống. Điều quan trọng nhất cần xem xét khi chọn màu sắc chủ đạo là các sắc thái cho tủ, mặt bàn và tường bổ sung cho nhau cùng phối hợp tốt với màu sắc nội thất tổng thể của ngôi nhà. Màu sắc chủ đạo thường được nhiều gia chủ sử dụng là màu xám, máu trắng, màu đen, màu gỗ,…

3 – Bố trí theo nguyên tắc “tam giác vàng”

Khi nhà bếp song song của gia chủ được thiết kế lưu ý đến Tam giác vàng, người nội trợ sẽ có luồng không gian tối ưu giữa ba nhiệm vụ chính liên quan đến chuẩn bị thực phẩm. Nguyên liệu thô để ở tủ lạnh, khu vực bồn rửa và khu vực nấu. Khoảng cách giữa các khu vực cần đảm bảo không quá xa nhau, cũng không quá gần nhau; đủ để tạo ra các tuyến di chuyển được phân định rõ ràng.

4 – Đảm bảo không gian di chuyển

Việc bố trí tủ bếp song song sẽ giúp người nội trợ di chuyển dễ dàng trong quá trình nấu, cần lấy gì chỉ cần mở tủ ra là có ngay. Đằng trước và sau lưng người nấu ăn đều trang bị tối đa tiện ích như khu vực bồn rửa, bếp nấu, khu sơ chế, khu để gia vị, khu để dao thớt,…

5 – Bố trí tủ bếp gần cửa sổ

Cửa sổ là nơi đón ánh sáng tự nhiên giúp căn bếp thêm thoáng đãng và không quá bí. Khi bố trí tủ bếp song song gần cửa sổ tạo chiều sâu không gian như một đường hầm nhỏ giúp người nội trợ và khách chơi nhà cảm thấy thích thú và thư giãn trong quá trình nấu nướng.

6 – Kết hợp thêm thiết kế chữ i

Gia chủ có thể tích hợp thêm thiết kế dạng bếp chữ i ở mỗi khu vực bếp song song. Điều này sẽ giúp người nội trợ có thêm không gian lưu trữ thực phẩm, sự linh hoạt trong lúc nấu nướng, dễ dàng di chuyển để lấy đồ.

Tủ bếp song song kết hợp thiết kế chữ I
Tủ bếp song song kết hợp thiết kế chữ I

2. Cách bố trí tủ bếp hợp lý theo khu vực lưu trữ

Hệ thống lưu trữ thực phẩm, dụng cụ nấu nướng, khu chế biến và khu nấu được sắp xếp tương ứng với vị trí tủ bếp giúp không gian căn bếp hợp lý, tiện dụng cho người nội trợ. Không chỉ vậy, khi phân chia khu vực lưu trữ khoa học, những đồ vật cồng kềnh như xoong, nồi, bát đĩa, … sẽ được cất giấu gọn gàng trong ngăn kéo tủ bếp, theo đó khi nấu ăn người nội trợ dễ dàng tiếp cận vị trí của đồ đạc nhanh chóng.

Bố trí tủ bếp theo khu vực
Bố trí tủ bếp theo khu vực lưu trữ một cách khoa học

2.1. Cách bố trí tủ bếp khoa học khu vực chứa thực phẩm

Khu vực chứa thực phẩm sẽ bao gồm thực phẩm khô và thực phẩm đông lạnh, tươi sống. Gia chủ nên bố trí khu vực này ngay bên cạnh khu vực bồn rửa để tiện cho việc chế biến. Đặc biệt, nên chọn phụ kiện chứa thực phẩm có kích cỡ lớn phù hợp với lối thiết kế của không gian bếp ví dụ như cổ điển hoặc hiện đại,…

2.2. Cách bố trí tủ bếp cho khu để đồ dùng dụng cụ

Đồ dụng cụ nhà bếp bao gồm dao, thớt, xoong nồi, gọt hoa quả, chén đĩa,… cần được bố trí ở khu vực tủ bếp dưới trong căn bếp. Chúng có trọng lượng nặng, cồng kềnh do đó nên được cất ở vị trí sát mặt đất tránh bị rơi vỡ hỏng hóc, cùng với đó giảm áp lực trọng lượng nếu để ở tủ bếp trên. Gia chủ nên chọn khoang tủ chứa ngăn kéo đựng đồ dùng dụng cụ bếp cỡ lớn và thiết kế gần khu vực chế biến giúp tối ưu hóa quy trình nấu ăn.

Bố trí tủ bếp để đồ dụng cụ nhà bếp
Bố trí tủ bếp để đồ dụng cụ nhà bếp

2.3. Cách bố trí phòng bếp hợp lý khu vực rửa

Thông thường, khu vực rửa sẽ được đặt cạnh ngay khu vực chứa đồ thực phẩm để tiện cho quá trình sơ chế, đảm bảo tính nối tiếp của quy trình nấu nướng. Ngay bên dưới khu vực rửa, gia chủ nên bố trí một thùng rác để ngay sau khi rửa xong, người nội trợ sẽ tiện lợi loại bỏ rác nhanh chóng mà không cần phải di chuyển nhiều.

2.4. Cách bố trí tủ bếp ở khu chế biến

Ngay bên cạnh khu chậu rửa là khu vực chế biến món ăn. Tại đây, người nội trợ sẽ dễ dàng sơ chế, chuẩn bị sẵn sàng các món ăn để cho vào bếp nấu nướng theo phong cách tùy thích. Gia chủ nên thiết kế một ngăn kéo đựng thau, rổ ở tủ bếp dưới để quá trình chế biến diễn ra thuận lợi.

2.5. Cách bố trí phòng bếp hợp lý cho khu nấu

Cuối cùng là khu nấu ăn, nên được đặt cạnh ngay khu sơ chế giúp tối đa hóa diện tích không gian bếp và tiện lợi cho người nội trợ nấu ăn nhanh chóng. Trong quá trình nấu, gia chủ có thể tiện tay chế biến một món khác ngay bên cạnh, đến khi món trước nấu xong thì sẽ có món tiếp theo chờ sẵn. Từ đó, giúp người nội trợ linh hoạt và dễ dàng hoàn thiện quá trình nấu nướng.

Khu nấu ăn đặt cạnh khu sơ chế thực phẩm
Khu nấu ăn đặt cạnh khu sơ chế thực phẩm

3. Cách bố trí tủ bếp hợp lý theo phụ kiện tủ bếp

Phụ kiện tủ bếp thường dùng nhất của mọi gia đình Việt phải kể đến như giá bát nâng hạ, ngăn kéo xoong nồi, bát đĩa, thùng gạo thông minh, thùng rác, tủ đồ khô, kệ góc xoay,… Những phụ kiện này gia chủ có thể bố trí ở các ngăn tủ bếp trên, tủ bếp dưới hoặc tủ bếp riêng biệt theo sở thích của mình.

3.1. Cách bố trí tủ bếp trên theo phụ kiện tủ bếp

Tủ bếp trên sẽ được bố trí với phụ kiện tủ bếp có trọng lượng nhẹ và hay sử dụng trong mỗi bữa ăn như giá bát nâng hạ, giá bát cố định, khu vực đựng gia vị,… Điều này sẽ làm giảm áp lực về trọng lượng đồ vật lên tủ bếp trên giúp cho chúng gia tăng tuổi thọ của mình và giúp bạn sắp xếp các ngăn tủ bếp hợp lý.

1 – Cách bố trí giá bát nâng hạ

Giá bát nâng hạ sẽ được bố trí ở tủ bếp trên, nằm ngay phía trên chậu rửa, tiện lợi cho người nội trợ lấy đồ dùng ăn uống phục vụ bữa cơm nhanh nhất.

Giá bát nâng hạ
Giá bát nâng hạ tiện lợi cho người nội trợ

2 –  Cách bố trí giá bát cố định

Cũng như giá bát nâng hạ, giá bát cố định được lắp đặt ở tủ bếp trên. Chúng phù hợp với gia đình có người nội trợ sở hữu chiều cao từ 1m6 trở lên.

Giá bát cố định
Giá bát cố định hay sử dụng trong các gia đình

3.2. Cách bố trí tủ bếp dưới theo phụ kiện tủ bếp

Các phụ kiện để ở tủ bếp dưới bao gồm thùng rác âm tủ, thùng gạo thông minh, ngăn kéo xoong nồi, ngăn kéo để dao thớt,… Những đồ dùng này cồng kềnh và chiếm nhiều không gian lưu trữ, do vậy tủ bếp dưới là lựa chọn phù hợp nhất vì chúng không bị giới hạn diện tích như tủ bếp trên và là cách bố trí các ngăn tủ bếp hợp lý cho gia chủ.

1 – Cách bố trí ngăn kéo xoong nồi

Với ngăn kéo xoong nồi hoặc ngăn kéo bát đĩa, gia chủ nên lắp đặt gần khu vực chế biến và khu vực rửa để tiện giúp cho quy trình nấu, rửa.

Ngăn kéo xoong nồi
Ngăn kéo xoong nồi giúp căn bếp gọn gàng

2 – Cách bố trí thùng gạo thông minh

Gia chủ nên bố trí thùng gạo thông minh gần khu vực rửa để tiện cho việc lấy nước vo gạo nấu cơm.

Thùng gạo thông minh
Thùng gạo thông minh giúp bảo quản gạo tránh nấm mốc

3 – Cách bố trí thùng rác

Thùng rác nên được đặt ở vị trí ngay bên dưới bồn rửa giúp việc vứt rác tiện lợi hơn.

Thùng rác có nắp tự động
Thùng rác có nắp tự động tiện cho việc vứt rác

3.3. Cách bố trí tủ bếp riêng biệt theo phụ kiện tủ bếp

Gia chủ có thể bố trí thêm các tủ đồ khô, kệ xoay liên hoàn độc lập với tủ lạnh theo sở thích của mình để mở rộng không gian lưu trữ đồ ăn tiện lợi. Các phụ kiện này sẽ phù hợp với các góc chết của căn bếp, bị hạn chế về diện tích. Nếu gia chủ muốn hiểu rõ hơn về các cách bố trí phụ kiện tủ bếp hợp lý cho mọi không gian bếp, mời gia chủ đọc thêm bài viết Cách bố trí phụ kiện tủ bếp I, L, U, song song và bàn đảo.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho quý gia chủ 12 cách bố trí tủ bếp hợp lý cho mọi gia đình Việt theo hình dạng thiết kế tủ bếp, không gian lưu trữ và phụ kiện tủ bếp. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp gia chủ lựa chọn được cách bố trí tủ bếp phù hợp với căn bếp nhà mình nhất.

Mọi thắc mắc về các dòng sản phẩm phụ kiện tủ bếp hay muốn nhận được sự tư vấn bố trí phụ kiện tủ bếp, quý gia chủ xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TÂN KỶ NGUYÊN

  • Hotline:
    • Thành phố Hà Nội: 0815 8888 99
    • Thành phố Hồ Chí Minh: 0906 778 338
  • Zalo: 0986 255 699
  • Website: https://tkn.vn/
  • Địa chỉ:
    • Thành phố Hà Nội: Số A16 – TT19, khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
    • Thành phố Hồ Chí Minh: Số 520, đường Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Tân Kỷ Nguyên là một thương hiệu nội thất cao cấp, chuyên cung cấp các phụ kiện tủ bếp, tủ quần áo, các thiết bị cho ngành mộc và đồ gia dụng bếp được sáng lập bởi ông Kiều Duy Ái. Chúng tôi phục vụ chủ yếu cho các gia đình và công ty thiết kế nội thất cùng với các xưởng mộc.