Mạ Crom là gì? Quy trình thực hiện và ứng dụng dụng trong cuộc sống
Mạ crom là một kỹ thuật rất phổ biến trong quy trình sản xuất và chế tạo đồ gia dụng. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ mạ crom là gì. Hãy cùng Tân Kỷ Nguyên tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
1. Mạ crom là gì?
Crom là kim loại có độ cứng và độ nóng chảy rất cao, có khả năng chống ăn mòn và trầy xước rất tốt.
Với những tính chất này, crom được dùng để kết hợp với thép với mục đích tạo ra một chất liệu có khả năng chống ăn mòn tốt và độ cứng cao.
Vậy mạ crom là gì? Mạ crom hay xi crom là thao tác xử lý hoặc phủ một lớp điện phân kim loại crom lên trên bề mặt của một đồ vật kim loại. Hợp chất này sẽ bao gồm crom và hóa chất xi mạ của crom.
Lớp phủ trên bề mặt đồ vật kim loại này là crom oxit, có khả năng chống ăn mòn và tăng độ cứng cho bề mặt vật dụng hoặc tạo một lớp màn trơn và nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Ngoài ứng dụng lên bề mặt kim loại, mạ crom còn có thể sử dụng trên các chất liệu khác như thủy tinh, inox, gỗ, nhựa,… Việc này vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, công năng của crom và sản phẩm được mạ.
2. Đặc điểm của phương pháp mạ crom
Mạ crom được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống.
Để có thể tiến hành mạ crom, người thợ cần dùng một loại hóa chất xi mạ crom được tạo từ dung dịch axit cromic và axit sunfuric theo một tỷ lệ nhất định.
Lớp mạ crom có độ bền tuyệt đối trong bất kỳ môi trường nào, cho dù đó là môi trường có tính kiềm hoặc axit.
Hiện nay, người ta ứng dụng mạ crom với ba mục đích chính sau:
- Mạ crom để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
- Mạ crom để tăng thêm độ cứng cho sản phẩm.
- Mạ crom chi tiết cho máy móc.
Với mục đích mạ crom để tăng độ cứng cho bề mặt, người thợ phải mạ nhiều lớp xếp chồng lên nhau từ các dung dịch như Cu-Ni-Cr, Ni-Cr,…
Lớp mạ crom phải được nằm ở ngoài để có thể tăng được độ cứng đến mức tối đa cũng như nâng cao tính thẩm mỹ cho chi tiết được mạ. Còn những lớp mạ phía dưới sẽ giúp tăng công năng cho lớp mạ, bảo vệ và chống chống ăn mòn cho sản phẩm sử dụng.
Các lớp mạ thường có độ dày khoảng 10 µm – 1000 µm, có thể bám dính trên các chi tiết máy, mang lại tính thẩm mỹ cao nhất.
3. Quy trình mạ Crom
Có hai phương pháp mạ crom:
- Mạ Crom 6+: là phương pháp mạ crom ở hóa trị 6. Phương pháp này sẽ sử dụng dung dịch CrO3 làm chủ đạo. Nó được ứng dụng trong trang trí và mạ cứng.
- Mạ Crom 3+: phương pháp này là phương pháp thay thế cho phương pháp mạ crom 6+ nhằm cải thiện độ dày chất liệu.
Quy trình mạ crom của cả hai phương pháp này đều khá giống nhau, sẽ gồm có 3 bước cơ bản:
Bước 1: Mài bóng
Để lớp xi mạ lên đẹp nhất, bạn cần mài, đánh bóng hoặc làm nhẵn bề mặt sản phẩm cần mạ crom trước tiên.
Bước 2: Tẩy dầu chi tiết
Tẩy dầu chi tiết mạ sẽ giúp loại bỏ hết các bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt kim loại của sản phẩm. Tùy thuộc vào vật liệu cần mạ mà sẽ có những dung dịch tẩy rửa khác nhau.
Bước 3: Mạ crom
- Bắt gá rồi cho vật liệu cần mạ crom lên.
- Cho vật liệu vào bể mạ.
- Điều chỉnh nhiệt độ của vật liệu sao cho bằng với nhiệt độ của dung dịch mạ điện trong bể mạ là được.
- Dẫn điện cực âm (-) vào vật liệu cần mạ và điện cực dương (+) vào cathode (thường sẽ sử dụng chì kim loại) của bể.
- Điều chỉnh thời gian và chế độ của dòng điện tương ứng với độ dày mà bạn muốn.
>>> Xêm thêm quy trình mạ crom qua video dưới đây:
4. Làm sao để biết lớp mạ crom có đạt chuẩn hay không?
Chắc hẳn đến lúc này bạn đã hiểu được phần nào mạ crom là gì đúng không? Vậy làm cách nào để có thể xác định được lớp mạ crom đó có đạt chuẩn hay không? Rất đơn giản, bạn hãy quan sát các đặc điểm sau:
- Lớp mạ đạt chuẩn là lớp mạ có độ sáng bóng và độ mịn nhất định. Bề mặt được mạ không bị xước, bong tróc hay cháy.
- Lớp mạ có độ bám dính và độ bền cao, ngay cả khi dùng các vật sắc nhọn chà mạnh vào cũng sẽ không xước hoặc bong tróc.
- Độ cứng của bề mặt mạ nên nằm trong khoảng 65 HRC đến 69 HRC.
- Độ cứng của lớp mạ crom sẽ phụ thuộc vào độ cứng của vật liệu mạ và ứng dụng thực tế của lớp mạ. Mạ crom cứng sẽ có độ dày hơn để ứng dụng trang trí.
- Độ dày tiêu chuẩn cho các ứng dụng nằm trong khoảng 200-600mm.
5. Ưu điểm của phương pháp mạ crom
Đối với phương pháp mạ Crom 3+
- Cho thành phẩm đạt hiệu quả cao, các cathode có thể giải phóng được điện tốt hơn, giúp giảm hao hụt điện năng.
- Có thể sử dụng dòng điện công suất thấp để thao tác.
- Quá trình mạ có thể được thực hiện gián đoạn, thích hợp với những yêu cầu cần những chi tiết mạ khác nhau trên cùng một sản phẩm.
Đối với mạ Crom 6+
- Độ sáng bóng cao, giúp tăng tính thẩm mỹ cho chi tiết mạ rất nhiều.
- Ít độc hại cho cơ thể khi tiến hành mạ.
- Vì không cần phải đầu tư thêm hóa chất để tạo độ dày cho lớp phủ nên giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí.
6. Ứng dụng của mạ Crom trong đời sống hằng ngày
Sở hữu nhiều ưu điểm cũng như tính ứng dụng cao nên mạ crom được sử dụng rất phổ biến, không chỉ dùng trong công nghiệp mà còn ứng dụng trên cả các đồ gia dụng thường ngày.
Ứng dụng trong công nghiệp
- Giúp tăng độ bền cho chi tiết được mạ, nâng cao khả năng chịu mài mòn và chống thấm nước.
- Thường được dùng để mạ các chi tiết máy, nhằm tăng độ cứng và đảm bảo tính đồng bộ cho sản phẩm. Ngoài ra còn giúp tăng tuổi thọ cho chi tiết được mạ.
Ứng dụng với đồ gia dụng thường ngày
- Mạ crom cho các đồ gia dụng sẽ giúp tăng độ bền cho sản phẩm. Bên cạnh đó còn giúp tăng tính thẩm mỹ của đồ dùng lên khá nhiều.
- Các sản phẩm ứng dụng phương pháp mạ crom tuyệt vời này mà bạn có thể tìm thấy tại Tân Kỷ Nguyên rất nhiều, có thể kể đến như: giá bát đĩa, giá xoong nồi, giá để dao nĩa,… Những sản phẩm này đều đảm bảo chất lượng hoàn hảo, thiết kế tinh xảo bắt mắt cùng giá thành vô cùng phù hợp. Bạn hãy truy cập ngay website của Tân Kỷ Nguyên hoặc đến trực tiếp cửa hàng để nhận được tư vấn cụ thể nhất.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được mạ crom là gì cũng như những ứng dụng tuyệt vời của nó trong đời sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Tân Kỷ Nguyên qua thông tin bên dưới bạn nhé.