8 lưu ý thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách xử lý

Với những lợi thế về ưu điểm và kiểu dáng, bếp điện từ đang dần khẳng định được vị trí và vai trò trong các gian bếp hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bếp điện từ không khó tránh khỏi những vấn đề về kỹ thuật khiến bạn lúng túng không biết nên xử lý như thế nào? Hiểu rõ được điều ấy, Tân Kỷ Nguyên xin chia sẻ một vài kinh nghiệm xử lý những vấn đề thường gặp khi sử dụng bếp điện từ qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

8 luu y thuong gap khi su dung bep tu va cach xu ly 0


1. Bếp điện từ không hoạt động

Trường hợp bếp từ không hoạt động thường xảy ra khi mặt bếp từ vẫn hoạt động. Người dùng không thực hiện sai bước điều khiển nào nhưng khi đun nấu, thức ăn vẫn không chín. Khi kiểm tra thì phát hiện nhiệt không vào nồi nấu. Một trong những nguyên nhân chính khiến nồi không hoạt động là do người nội trợ sử dụng loại nồi có kích thước không đúng với mặt bếp, có đường kính đáy nhỏ hơn ½ vòng từ của bếp, khiến bếp không hoạt động. . Khi vòng bếp nấu và đáy nồi có kích thước không tương đồng thì việc bếp điện từ không hoạt động là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể khiến bếp điện từ không hoạt động là do người dùng không sử dụng đúng loại nồi có đáy làm bằng các thiết bị dẫn từ. Bạn có thể thử đáy nồi có dẫn từ hay không bằng cách dùng một thỏi nam châm rà đáy nồi. Nếu như thấy đáy nồi và nam châm không hút nhau thì kiểu nồi này không phù hợp dùng cho bếp điện từ.

Cách khắc phục đơn giản là nên thay đổi nồi mới phù hợp với bếp từ. Đặc biệt là lựa chọn đúng kích thước và chất liệu nồi xem có sử dụng cho bếp điện từ được không nhé.

8 luu y thuong gap khi su dung bep tu va cach xu ly 1

 

2. Bếp điện từ bị quá nhiệt


Khi đã sử dụng bếp từ trong một thời gian dài đun nấu với công suất lớn, làm cho quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp, lúc này hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo đồng thời khiến bếp điện từ ngừng hoạt động.

Trong trường hợp này, bạn nên xử lý bằng cách tắt bếp ngay, tuy nhiên không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc. Tiếp theo hãy lấy nồi ra khỏi bếp và nên dùng quạt điện bên ngoài để bếp giảm bớt nhiệt độ. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn cần đợi ít nhất khoảng 30 phút rồi hãy tiếp tục nấu.

3. Nhấn nút nguồn nhưng bếp không hoạt động


Nếu như bật nút nguồn khởi động nhưng không thấy bếp có dấu hiệu hoạt động thì hãy kiểm tra các nút điều khiển của bếp xem có bị khóa không. Nếu bị khóa, hãy mở khóa các nút điều khiển để giúp bếp điện từ bắt đầu hoạt động trở lại.

Bên cạnh đó, trường hợp bếp từ không hoạt động có thể là do mất điện hoặc cầu chì trong nhà đã bị ngắt. Vì vậy bạn nên kiểm tra lại bằng cách ngắt cầu chì hoặc thay thế khi bị hỏng.

4. Thức ăn nấu trên bếp bị cháy

Sau khi đọc và làm theo hướng dẫn khi sử dụng bếp điện từ, bạn đã cài đặt các chế độ nấu và nhiệt độ cần thiết trong quá trình chế biến – nấu nướng. Thế nhưng thức ăn vẫn bị cháy là do bạn đang dùng dụng cụ nấu ăn có ít lớp đáy, vì thế nên nồi sẽ nóng lên sớm hơn dự kiến và khiến thức ăn cháy nhanh chóng khi đun nấu.

Bạn hãy chọn dụng cụ nấu ăn tốt nhất cho bếp từ kích thước đến độ dày phù hợp để tránh tình trạng thức ăn bị cháy khi nấu, đảm bảo thực phẩm được nấu chín đồng đều mà vẫn giữ được độ dinh dưỡng cần thiết.

5. Bếp điện từ có tiếng ồn và rung khi đun nấu


Trường hợp bếp từ có tiếng ồn nhỏ là do quạt làm mát bên trong. Tuy nhiên, nếu tiếng ồn quá lớn thì nguyên nhân có thể do các một vật dụng khác không liên quan đến bếp, cần phải gọi thợ đến kiểm tra. Tương tự với hiện tượng rung khi nấu trên bếp. Nếu như đáy nồi nấu không phẳng, nắp nồi nhẹ hoặc tay cầm của dụng cụ nấu nướng lỏng lẻo thì khi đun nấu sẽ gây rung.

Do vậy, trước khi bắt đầu nấu nướng, bạn nên kiểm tra kỹ các đồ dùng, vật dụng đã được lắp đặt kỹ càng chưa để có cách điều chỉnh phù hợp.

6. Mặt bếp bị ướt


Bề mặt kính bếp từ ướt làm ảnh hưởng tới quá trình nấu nướng, khiến bếp không thể làm nóng nồi để nấu thức ăn. Nếu như mặt bếp ướt, hãy tắt bếp và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt cho đến khi bếp khô. Sau khi mặt bếp đã khô hoàn toàn, bạn có thể khởi động lại bếp và nấu ăn như bình thường.

7. Nút điều khiển cảm ứng không bật/tắt được


Một trong những vấn đề thường gặp khi sử dụng bếp từ đó là nút điều khiển cảm ứng không bật/tắt được. Nguyên nhân có thể là do tay người nấu vẫn còn ướt hay người sử dụng vô tình kích hoạt chức năng khóa mà không biết. Cũng có thể là do không chọn đúng bếp nấu khiến nút điều khiển cảm ứng không kích hoạt được.

Cách xử lý với các trường hợp này rất đơn giản, chỉ cần lau khô tay, kiểm tra lại chức năng khóa của bếp và kiểm tra xem đã chọn đúng bếp nấu chưa là có thể điều khiển lại nút điều khiển cảm ứng bật/tắt như bình thường.

8. Đèn LED hiển thị trên mặt bếp liên tục nhấp nháy


Trong quá trình đun nấu, đèn LED hiển thị trên mặt bếp liên tục nhấp nháy là do bếp từ có bộ phận cảm biến phát hiện dụng cụ nấu có trên bếp hay không, hoặc do dụng cụ đun nấu không phù hợp đặt trên bếp. Đôi khi trong trường hợp sau khi nấu xong, bạn quên tắt bếp khiến cho đèn LED hiển thị liên tục nhấp nháy.

Sử dụng bếp điện từ khó tránh khỏi những lỗi thường gặp về kỹ thuật hay sử dụng sai cách khi chưa tìm hiểu kỹ các đặc điểm của bếp. Tuy nhiên, chỉ với một vài phương pháp xử lý nhỏ mà Tân Kỷ Nguyên gợi ý là bạn đã có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề thường xảy ra khi sử dụng bếp từ. Nếu như vẫn còn thắc mắc và băn khoăn về trong quá trình sử dụng bếp điện từ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Thiết bị tủ bếp quý khách hàng xem thêm thông tin tại địa chỉ link sau:
https://tkn.vn/thiet-bi-nha-bep-newera

Quý khách hàng liên hệ ngay 0815 8888 99 (zalo, viber, sms, call)

Tân Kỷ Nguyên là một thương hiệu nội thất cao cấp, chuyên cung cấp các phụ kiện tủ bếp, tủ quần áo, các thiết bị cho ngành mộc và đồ gia dụng bếp được sáng lập bởi ông Kiều Duy Ái. Chúng tôi phục vụ chủ yếu cho các gia đình và công ty thiết kế nội thất cùng với các xưởng mộc.