Bếp từ là gì? Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của bếp từ
Ngày nay, bếp từ trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều căn bếp hiện đại, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình và nhà hàng trên khắp thế giới. Bởi bếp từ có thiết kế sang trọng và tính năng vượt trội cho với những loại bếp truyền thống khác.
Hãy cùng nhau tìm hiểu về “ Bếp từ là gì “, cấu tạo, cách hoạt động và ưu-nhược điểm của bếp từ như thế nào? Tất cả đã được trình bày vô cùng chi tiết bài viết bên dưới.
Tìm hiểu về bếp từ
Bếp từ là gì
Bếp từ (bếp điện từ), là một thiết bị sử dụng điện năng để đun nấu thực phẩm. Khi kết nối với nguồn điện và bếp được kích hoạt, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng được đặt dưới mặt kính bếp, tạo ra một trường từ điện từ dưới đế nồi trong phạm vi vài milimet.
Khi nồi hoặc chảo được đặt lên đế bếp, trường từ này tạo ra nhiệt độ cao trong nồi một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bếp từ không chỉ nổi bật với thiết kế hiện đại và khả năng đun nấu cực kỳ nhanh chóng, vượt trội hơn gấp 3 – 4 lần so với các loại bếp thông thường, mà còn mang lại sự tiện lợi và thoải mái cho người dùng. Với bếp từ, người dùng có thể sử dụng hàng ngày mà không cần lo lắng về việc hết gas đột ngột.
Cấu tạo của bếp từ
Bếp từ là gì và cấu tạo của bếp từ ra sao? Bếp từ có thiết kế đa dạng hình dáng từ hình vuông đến hình tròn hoặc nhiều kiểu dáng sang trọng khác. Nhìn chung, cấu tạo của bếp từ đều giống nhau, chúng bao gồm nhiều bộ phận quan trọng giúp hoạt động của nó trở nên hiệu quả và an toàn.
Dưới đây là một số bộ phận chính :
- Bề mặt kính: Là phần trên cùng của bếp từ, thường được làm bằng các loại kính chịu nhiệt cao cấp, chống trầy xước, chịu va đập và lực tốt. Chất liệu phổ biến được dùng để làm mặt kính là Ceramic. Đây là nơi mà các nồi và chảo được đặt lên để nấu nướng, và được giao nhiệm vụ bảo vệ cả thân bếp và linh kiện bên trong. Bề mặt kính cũng thường có thiết kế vô cùng tinh tế và dễ dàng làm sạch sau khi sử dụng.
- Bảng điều khiển: Được trên mặt của bếp từ và nơi người dùng điều chỉnh các chức năng và cài đặt của bếp từ. Thông qua bảng điều khiển, người dùng có thể chọn nhiệt độ, thời gian nấu và các tính năng khác tùy thuộc vào mô hình của bếp từ.
- Mâm nhiệt (hay cuộn cảm) : Là thành phần chịu nhiệt chính của bếp từ. Khi được kích hoạt, mâm điện sẽ tạo ra nhiệt độ cao, đảm bảo độ ổn định, an toàn trong suốt quá trình nấu nướng. Các bếp từ hiện đại thường có công nghệ mâm điện thông minh, cho phép điều chỉnh nhiệt độ nhanh chóng và đáng tin cậy.
- Quạt làm mát (hay quạt tản nhiệt): Giúp làm mát và giảm nhiệt độ các thành phần bên trong bếp từ, đặc biệt là bo mạch điện tử, để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn. Quạt thường được kích hoạt tự động khi cảm biến nhiệt độ bên trong bếp từ đạt mức cao.
- Bo mạch điện tử: Là trái tim của bếp từ, điều khiển và cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm của bếp từ. Bo mạch điện tử thường được lập trình để thực hiện theo các lệnh từ người dùng thông qua các nút bấm trên bảng điều khiển.
Bếp từ hoạt động như thế nào?
Bếp từ là gì, là một thiết bị nấu nướng hiện đại hoạt động dựa trên nguyên lý chính sử dụng dòng Fuco để làm nóng dụng cụ nấu. Cách hoạt động của bếp từ khác biệt hoàn toàn so với các loại bếp truyền thống sử dụng lửa hoặc nhiên liệu khí.
Khi bếp điện từ được kết nối với nguồn điện, một loạt các quá trình vật lý và điện tử diễn ra để tạo ra nhiệt độ cần thiết để nấu nướng. Một mạch dao động điện LC đặc biệt được kích hoạt, tạo ra một trường từ biến thiên trên bề mặt của bếp. Khi một vật dẫn từ được đặt lên trên bề mặt này, trong vật dẫn từ sẽ tự sinh ra một dòng điện chạy nội tại, dòng này tạo ra hiệu ứng nhiệt mạnh mẽ được gọi là dòng Fuco.
Vì vậy, để sử dụng hiệu quả trên bếp từ, các nồi nấu cần được làm từ vật liệu sắt từ, vì chúng có khả năng dẫn điện tốt.
Trong khi đó, các nồi thủy tinh hoặc gốm sứ không thể đặt trực tiếp lên bề mặt của bếp từ mà cần phải sử dụng đĩa từ lót ở dưới. Bạn nên chọn các loại nồi dùng cho bếp từ để đạt hiệu quả nấu nướng tốt nhất.
Sự tiếp xúc trực tiếp giữa nồi và bếp giúp tăng hiệu suất truyền nhiệt và giảm thiểu tổn thất nhiệt. Bên cạnh đó, bên trong bếp từ còn có các thành phần như cầu chỉnh lưu AC – DC, mạch dao động với tần số cao, IGBT để điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và MicroController để điều chỉnh và kiểm soát quá trình nấu nướng.
Ưu và nhược điểm của bếp từ
Ưu điểm
Bếp từ được coi là một trong những thiết bị nhà bếp thông minh, với nhiều ưu điểm vượt trội, bếp từ là gì, xứng đáng trở thành người bạn đồng hành với nhiều hộ gia đình:
- Tăng tốc độ nấu ăn: Bếp từ có thể nấu ăn nhanh hơn gấp 3 – 4 lần so với các loại bếp truyền thống đun nấu.
- An toàn và thuận tiện: Sử dụng bếp từ mang lại cảm giác an toàn, dễ dàng và thoải mái, tránh được sự khó chịu và nóng bức. Đồng thời, hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ nhiên liệu hay cháy nổ như bếp ga.
- Đa dạng chế độ nấu nướng: Bếp từ cung cấp nhiều chế độ nấu nướng và mức độ tùy chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Tiết kiệm năng lượng: Với công suất mạnh mẽ, hiệu suất của bếp từ có thể đạt tới 95%, giúp giảm thiểu năng lượng hao phí và tiết kiệm điện một cách tối đa.
- Tích hợp các tính năng thông minh: Bếp từ thường được trang bị các tính năng như hẹn giờ, khóa an toàn dành cho trẻ em, và chế độ nấu nhanh, giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình nấu nướng.
- Thiết kế hiện đại và đa dạng : Bếp từ có thiết kế mỏng gọn và hiện đại, phù hợp với mọi không gian nhà bếp từ căn hộ đến nhà ở mặt đất.
- Dễ dàng vệ sinh: Bếp từ dễ dàng lau chùi, bảo đảm tính thẩm mỹ và sự sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
- Không bị gián đoạn do hết nhiên liệu: Khác với bếp ga, bếp từ không gặp phải tình trạng gián đoạn trong quá trình sử dụng do hết nhiên liệu.
Nhược điểm
Bếp từ là gì, cũng có những nhược điểm riêng mà người tiêu dùng cần xem xét trước khi quyết định mua sản phẩm này:
- Cần có nguồn điện để hoạt động.
- Cần nguồn điện mạnh để đáp ứng hoạt động của bếp.
- Chỉ tương thích với các loại nồi từ.
- Giá thành cao hơn so với các loại bếp ga, bếp truyền thống.
- Không phù hợp cho việc nấu các món ăn chế biến lâu như hầm, ninh, v.v.
- Chi phí sửa chữa và thay thế tăng cao.
Nhược điểm lớn nhất của bếp từ, khiến hạn chế người dùng đó chính là giá thành quá cao. Bên cạnh đó, sự đa dạng thiết kế và thương hiệu cũng làm người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn một sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.
Các loại bếp từ đang được ưa chuộng hiện nay
Bếp từ đơn
Bếp từ đơn là một trong những loại bếp từ phổ biến nhất, và với kích thước nhỏ, dễ di chuyển nên thường được sử dụng trong các căn bếp nhỏ. gia đình ít thành viên hoặc khi không có nhu cầu sử dụng nhiều vùng nấu cùng một lúc.
Với giá thành phải chăng, bạn chỉ cần khoảng dưới 1 triệu đồng là có thể sở hữu một sản phẩm bếp từ đơn cho gia đình.
Bếp từ đơn có hai loại chính: bếp từ âm bàn và bếp từ dương bàn.
Bếp từ đôi
Nổi bật hơn bếp từ đơn, bếp điện từ là một thiết bị thông minh trong nhà bếp với nhiều ưu điểm về thiết kế và tính năng. Bếp từ đôi cung cấp cho người dùng hai vùng nấu độc lập, cho phép bạn nấu nhiều món ăn cùng một lúc mà không cần phải đợi. Điều này làm cho việc nấu nướng trở nên linh hoạt hơn và tiết kiệm thời gian.
Bếp từ đôi thường được ưa chuộng trong các gia đình có nhu cầu nấu ăn đa dạng hoặc trong các căn bếp chuyên nghiệp.
Giá của bếp từ đôi dao động từ 5 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng, cho phép người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp với tài chính của gia đình mỗi người, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Bếp từ đôi được chia thành hai loại chính : bếp từ âm bàn và bếp từ dương bàn.
Bếp từ 3 vùng nấu
Bếp từ 3 vùng nấu là một lựa chọn lý tưởng cho những người thích nấu nướng và cần sự linh hoạt cao. Với ba vùng nấu lớn và độc lập, bạn có thể nấu nhiều món ăn cùng một lúc, từ món chính đến món tráng miệng, mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào.
Bếp từ 3 vùng nấu thường được sử dụng trong các gia đình đông thành viên cần nhiều món ăn hoặc trong các nhà hàng, các căn bếp chuyên nghiệp, nơi cần sự hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc nấu nướng.
Mặc dù mang lại những ưu điểm vượt trội, nhưng bếp từ 3 vùng nấu thường có giá thành khá cao, dao động từ 8 triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
Bếp từ 3 vùng nấu có thể có hai dạng thiết kế : hình chữ nhật hoặc hình vuông, với các vùng nấu được đặt theo cách tự do.
Bên trên là tất cả những chia sẻ của chúng tôi về “ Bếp từ là gì ” và những ưu-nhược điểm của bếp từ. Hy vọng như chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn trong việc lựa chọn được một chiếc bếp từ phù hợp với gia đình và giúp nâng tầm không gian bếp của bạn nhé!