Inox Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Khi Chọn Mua Đồ Dùng Inox

Inox là chất liệu không còn xa lạ gì với người tiêu dùng Việt Nam. Đây là loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất các đồ gia dụng thiết yếu trong gia đình, đặc biệt là không gian nhà bếp như vá, nồi, chảo,… Hãy cùng tìm hiểu xem inox là gì cũng như các loại inox và lưu ý khi sử dụng nó nhé!

1. Inox là gì?

Inox hay còn gọi là thép không gỉ, là dạng hợp kim của thép, chứa tối thiểu 10,5% crôm và đến 1,2% cacbon, nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như các loại thép thông thường khác.

Inox được gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh – Harry Brearley, ông là người đã chế tạo ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu bào mòn rất cao vào năm 1913, bằng cách trong hợp kim của thép giảm hàm lượng cacbon và thêm crom vào trong thành phần đó. Trải qua một thời gian dài ra đời và phát triển, ngày nay, thép không gỉ đã được sử dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực cả dân dụng và công nghiệp.

ứng dụng của inox
Inox được ứng dụng nhiều trong đời sống

Loại thép không gỉ thông dụng nhất hiện nay phải kể đến Austenitic với các mác thép là SUS 321, 304…, với thành phần hóa học chịu được sự ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ rộng, không bị nhiễm từ, đồng thời rất dễ cuốn và dễ hàn, nên việc nó được ưa chuộng nhất không có gì là khó hiểu cả.

>>> Tìm hiểu thêm về Inox qua thông tin dưới đây:

Ứng dụng của inox trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp. Ở lĩnh vực dân dụng, inox với độ bền vượt trội, được dùng để thiết kế các sản phẩm trang trí cho các công trình kiến trúc như lan can, cầu thang hay cửa xếp inox.

Còn có cả những thiết bị y tế, thiết bị vệ sinh được sử dụng rộng rãi ở trường học, bệnh viện, công trình công cộng…Trong công nghiệp, cả ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng đều sử dụng inox để tạo ra các loại thiết bị như hệ thống đường ống dẫn dầu và khí gas công nghiệp, bồn chứa hóa chất…hay hệ thống đường ống dẫn thực phẩm và đồ uống.

Trong chế tạo phụ kiện tủ bếp thì Inox còn được dùng làm các thiết bị phòng bếp như bồn rửa và dụng cụ nhà bếp như xoong nồi, kệ dao thớt gia vị, giá bát, ngăn kéo, tủ đồ khô, bản lề tủ bếp, tay nắm tủ bếp góc xoay liên hoàn…

2. Đặc tính của inox

Đặc tính của inox được chia thành 4 nhóm đặc tính chính với nhiều phân loại khác nhau:

  • Martensitic: 420S45, 248SV,…
  • Ferritic: SUS 409, 410, 430,…
  • Austenitic-Ferritic (Duplex): LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA,…
  • Austenitic: SUS 321, 310s, 316L, 316, 304L, 304, 301,…

Xét về phương diện chung, các đặc tính của inox sẽ gồm:

Nhóm hợp kim Từ tính Khả năng chịu đựng ăn mòn Tính dẻo Khả năng chịu nhiệt
Hóa bền tiết pha Trung bình Trung bình Thấp
Ferritic Trung bình Trung bình Cao
Austenit Không Cao Rất cao Rất cao
Martensitic Trung bình Thấp Thấp
Duplex Rất cao Trung bình Thấp
đặc tính của inox
Inox là kim loại gì không phải là ai cũng biết

3. Các loại inox phổ biến Inox 430

Inox 430
Inox 430 thường được sử dụng để phủ một lớp dưới đáy nồi, chảo giúp sản phẩm có thể dùng trực tiếp trên bếp từ

Thành phần chính của inox 430 gồm 0% Niken, 18% Crom, 82% còn lại là sắt và các hợp chất khác. Điểm nổi bật nhất của loại inox này chính là tính nhiễm từ tức là có thể hít được nam châm.

Inox 430 thường được sử dụng nhiều trong việc sản xuất các vật dụng nhà bếp như chảo, nồi,… hoặc dùng để phủ bên ngoài ở phần đáy nồi, chảo bằng inox 201, 304,…

Ưu điểm:

  • Trọng lượng rất nhẹ nên dễ dàng cầm nắm và di chuyển.
  • Vẻ ngoài sáng bóng, bắt mắt.
  • Không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Dùng được trực tiếp trên bếp từ.

Nhược điểm:

  • Độ bền không được đánh giá cao.
  • Khả năng chịu oxy hóa thấp.
  • Vì trọng lượng nhẹ nên khá mỏng, dễ bị ố vàng khi sử dụng lâu.

Inox 201

Inox 201
Ruột bình giữ nhiệt inox 201 an toàn cho sức khỏe người sử dụng

Thành phần của inox 201 gồm có 3% Niken, 18% Crom và 79% là sắt và các hợp chất khác. Inox 201 có độ bền và khả năng chống mài mòn khá tốt, thường được sử dụng nhiều trong chế tạo đồ gia dụng. Loại inox này khá “nhạy cảm”, vậy nên bạn cần chú ý trong việc bảo quản và vệ sinh sản phẩm đúng cách, nếu không sẽ xuất hiện các vết hoen ố li ti trên bề mặt sản phẩm, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các sản phẩm gia dụng sử dụng inox 201 mà bạn thường thấy như chảo, nồi, ruột bình giữ nhiệt, ruột bình đun nước siêu tốc,…

Ưu điểm:

  • Có độ bền tương đối.
  • Có giá thành rẻ, thích hợp với nhiều người.
  • Bề mặt sáng bóng.
  • Cầm nhẹ tay.
  • An toàn cho sức khỏe.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu ăn mòn không tốt bằng inox 304.
  • Không dùng được trực tiếp trên bếp từ vì sẽ bị biến dạng.

Inox 304

Inox 304
Chảo inox 304 có khả năng chống gỉ cực tốt

Inox 304 là dòng inox cao cấp, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như có độ bền cao, dẻo dai, khả năng chống oxy cực tốt, không bị hoen ố hay gỉ sét khi sử dụng trong thời gian dài. Thành phần của inox 304 gồm có 10% Niken, 18% Crom, 72% còn lại là sắt và các thành phần phụ khác.

Vì những ưu điểm vượt trội của mình nên inox 304 được sử dụng rất phổ biến trong việc sản xuất các thiết bị y tế. Ngoài inox 304 thì inox 316 cũng thường được dùng trong lĩnh vực y tế.

Ưu điểm:

  • Không bị gỉ hay oxi hóa khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Không phản ứng hóa học với bất kỳ loại thực phẩm nào, rất an toàn cho sức khỏe.
  • Bề mặt sáng bóng và độ bền cao.

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao.
  • Cầm nặng tay nên hơi khó khăn trong việc nấu nướng.
  • Không có tính nhiễm từ nên thường các sản phẩm như nồi, chảo làm từ inox 304 phải phủ thêm một lớp inox 430 mới có thể sử dụng trên bếp từ.

Inox 410

Inox 410
Inox 410 thường được sử dụng để sản xuất muỗng, vá,…

Inox 410 có 11.5% Crom trong thành phần chính, được sử dụng khá phổ biến trong việc chế tạo đồ gia dụng hằng ngày. Loại inox này cũng có tính nhiễm từ như của inox 430.

Các sản phẩm như vá sạn, đũa, muỗng thường dùng inox 410 làm nguyên liệu chính để chế tác.

Ưu điểm:

  • Nhẹ, dễ dàng cầm nắm khi nấu ăn.
  • Giá cả phải chăng nên thích hợp với nhiều người có nhu cầu.
  • Không gây hại cho sức khỏe.

Nhược điểm:

  • Dễ bị ố khi sử dụng một thời gian dài.
  • Dễ bị trầy xước, móp nếu bị tác động.

Inox 301

Inox 301
Inox 301 có độ bền và độ cứng cao, thường được dùng để chế tạo các linh kiện xe ô tô,…

Thành phần chính của inox 301 gồm có 7% Niken, 17% Crom và phần còn lại là một số chất khác. Đây là loại inox cao cấp sở hữu độ bền cực cao, có khả năng chống gỉ sét và không bị ăn mòn hóa học, tuổi thọ có thể lên đến 40 năm.

Inox 301 được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, là chất liệu chính để sản xuất các thiết bị y tế, dụng cụ hàng hải, linh kiện xe ô tô,… nhờ những tính năng vượt trội và độ an toàn cao.

Ưu điểm:

  • Không gặp tình trạng bị ăn mòn hoặc gỉ sét khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Có khả năng chịu nhiệt rất tốt.
  • Sở hữu tính thẩm mỹ cao. Có thể đặt trực tiếp và trong nước mà không sợ hư.
  • Thích hợp để sản xuất các vật dùng cần cường độ cứng lớn.

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp để sản xuất các sản phẩm chuyên dụng, yêu cầu độ bền cao.
  • Vì độ cứng cao nên khả năng gia công thấp, không phù hợp để chế tạo các vật dụng thủ công.

4. Chọn mua loại inox nào an toàn trong nấu ăn?

Nếu muốn mua nồi hay các sản phẩm từ inox đảm bảo chất lượng, có độ bền cao không gây hại cho sức khỏe thì inox 304 là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn. Vì sở hữu những ưu điểm nổi bật hơn so với các inox khác nên giá thành của inox 304 cũng khá cao, phù hợp với các khách hàng cao cấp.

Inox 403 có tính nhiễm từ nên thường được dùng để làm lớp phủ dưới đáy nồi, rất phù hợp cho những gia đình nấu nướng bằng bếp điện từ. Inox này có giá thành khá rẻ nên thích hợp cho những khách hàng muốn mua ở phân khúc bình dân.

Chọn mua inox
Ruột ấm đun siêu tốc được chế tạo từ inox 410 hoặc inox 201, có chất lượng tốt và giá thành rất hợp lý

Các sản phẩm như chảo, nồi, ruột bình ấm đun siêu tốc,… hầu hết đều được làm từ inox 410, inox 201 và vỏ noài có thể được chế tạo bằng nhựa pp. Các sản phẩm này đều có chất lượng khá tốt với giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều khách hàng khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua được ở mọi siêu thị hay khu chợ truyền thống.

Inox 301 sở hữu độ cứng rất cao, bền bỉ theo thời gian cùng khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, giá thành lại khá cao nên chỉ thích hợp với những khách hàng có nhu cầu sản xuất linh kiện của ô tô, xe máy, tàu thủy,…

5. Lưu ý khi sử dụng đồ inox

Để giữ cho sản phẩm luôn bền đẹp và tăng tuổi thọ cho các sản phẩm inox, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng các chất tẩy rửa có chứa clo để vệ sinh đồ dùng bằng inox. Bởi vì clo khi tiếp xúc với inox sẽ tạo ra phản ứng hóa học, gây ăn mòn và giảm độ bền của sản phẩm. Khi vệ sinh các đồ dùng bằng inox, nếu vô tình dính phải thuốc tẩy có chứa clo bạn cần phải nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch.
  • Không dùng các miếng chà nhám để làm sạch bề mặt inox. Sử dụng các đồ vật thô ráp trong thời gian dài sẽ khiến bề mặt của inox bị trầy xước, mất thẩm mỹ và dễ bị oxy hóa.
  • Không dùng đồ inox để đựng các thực phẩm có tính axit mạnh, như: cam, chanh, giấm ăn,… Nếu sử dụng inox để đựng các thực phẩm này sẽ dễ gây phản ứng ăn mòn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của sản phẩm.
  • Inox khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao sẽ bị nở ra. Vì thế nên, trước khi nấu nướng bạn nên làm nóng chảo trước để tránh cho thức ăn bị dính vào lòng chảo.
  • Không sử dụng các nước có tính kiềm trên bề mặt inox. Nước kiềm có chứa muối và khoáng chất không tan, nếu để inox tiếp xúc sẽ tạo ra các vết ố vàng trên bề mặt sản phẩm, khiến sản phẩm mất đi tính thẩm mỹ. Cách đơn giản và an toàn nhất để vệ sinh đồ inox chính là sử dụng khăn sạch, mềm khô để vệ sinh sản phẩm.
Lưu ý khi sử dụng đồ inox
Bảo quản và vệ sinh đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm inox lên rất nhiều

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến inox là gì cũng như các loại inox phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm inox phù hợp nhất cho mình.

Chào mừng đến với Tân Kỷ Nguyên - nhà cung cấp hàng đầu cho các sản phẩm phụ kiện tủ bếp, phụ kiện nội thất và đồ dùng nhà bếp chất lượng. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự hào là chuyên gia hàng đầu về nội thất và phụ kiện tủ bếp, mang đến những kiến thức hữu ích nhất hướng đến cuộc sống thịnh vượng.