Phân loại và cách sử dụng các loại gia vị Việt Nam hiệu quả

Gia vị Việt Nam nổi tiếng phong phú và đa dạng, tuy nhiên việc có quá nhiều loại gia vị sẽ khiến cho người nấu bị hoang mang khi không biết dùng như thế nào là hợp lý. Hãy cùng công ty Tân Kỷ Nguyên tìm hiểu chi tiết về các loại gia vị ở ngay tại bài viết này nhé.

Tìm hiểu gia vị là gì?

Gia vị được các nhà khoa học định nghĩa là những loại rau thơm, thực phẩm (có chứa tinh dầu) được phơi khô hoặc chế biến thành dạng bột, dạng lỏng hoặc cũng có thể là các hợp chất thực phẩm được sản xuất hóa học để cho vào món ăn.

Gia vị giúp tăng thêm hương vị cho món ăn và kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn từ đó giúp các thực phẩm dễ tiêu hóa hơn.

Các loại gia vị trên thị trường rất đa dạng từ gia vị động vật, gia vị thực vật đến gia vị ướt, gia vị khô, gia vị uớt,…

100 loại gia vị được sử dụng
Gia vị có rất nhiều loại với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau

Phân loại gia vị nấu ăn của Việt Nam 

Gia vị rất đa dạng về mùi vị và cấu tạo, để phân loại chúng thì chúng ta có thể phân thành ba nhóm dựa theo: nguồn gốc, tính chất và cấu tạo. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn cách phân loại ở dưới đây.

Phân loại theo nguồn gốc

Gia vị nếu được phân chia theo nguồn gốc ban đầu thì sẽ được chia thành hai loại là gia vị được chế biến từ động vật và gia vị được chế biến từ thực vật.

Gia vị có nguồn gốc từ thực vật 

  • Gia vị từ các loại lá: hành, hẹ, rau răm, mùi tàu, húng chó, thì là, tía tô, kinh giới, lá đinh lăng, lá chanh, rau mùi, cần tây, tỏi tây, lá mơ, lá mắc mật,….
  • Gia vị từ các loại trái: chanh, tắc, ớt, dứa xanh,…
  • Gia vị từ các loại củ: hành tây, tỏi, riềng, gừng, sả, niễng, hành củ, nghệ, bí đao,…
  • Gia vị từ các loại hạt: tiêu, ngò, dổi,…
  • Gia vị từ các thực vật khác: nước cốt dừa, nước dừa, nấm hương, nấm đông cô,…
  • Gia vị từ các loại thảo mộc: táo tàu, quế khô, đại hồi, dương tiêu hồi, bột dành dành, sa nhân, đinh hương, nước gỗ vang, kỷ tử, sa nhân, sân, rau sắng, cam thảo,…

Trong đó đại hồi, đinh hương, quế là những gia vị không thể thiếu trong món phở ở Việt Nam, những gia vị nấu phở đặc trưng.

Các loại gia vị của Việt Nam
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật chiếm đa số trong các loại gia vị

Gia vị có nguồn gốc từ động vật

  • Gia vị từ các hải sản: nước mắm, mắm tôm, mắm ba khía, sá sùng, tôm khô,…
  • Gia vị làm từ các loại động vật: sá sùng, tôm nõn,…
  • Gia vị từ tinh dầu: cà cuống, bơ động vật, túi mật, sữa, long diên hương, dầu hào…
  • Gia vị thu được từ việc lên men: mẻ, dấm,..
  • Gia vị khác: mật ong
Mật ong
Mật ong mang đến vị ngọt tự nhiên

Phân loại theo tính chất

  • Vị nhẫn đắng: vỏ quýt hoặc chanh, nước hàng,…
  • Vị ngọt: đường, mật ong, mạch nha,…
  • Vị mặn: nước mắm, muối, nước tương, các loại mắm khô,…
  • Vị chua: me, chanh, tắc, khế, dấm,…
  • Vị cay: ớt, tỏi, tiêu, gừng,…
  • Vị thơm: rau thơm, ngò gai, thì là,…
  • Hỗn hợp: ngũ vị hương, bột cà ri, dầu hào,…

Việc bảo quản và sử dụng các loại gia vị sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng kệ đựng dao thớt gia vị. Không những giúp phân loại gia vị dễ dàng mà nó còn giúp tối ưu hóa không gian bếp nhà bạn.

ngũ vị hương gia vị việt nam
Ngũ vị hương sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại gia vị đặc trưng

Phân loại theo cấu tạo

  • Gia vị dạng lá, vỏ: húng quế, rau thơm, vỏ chanh, vỏ cam,…
  • Gia vị dạng quả: hạt tiêu, chanh, ớt, khế,…
  • Gia vị dạng chất lỏng: nước mắm, nước tương, dấm ăn…
  • Gia vị dạng tinh thể rắn: muối, đường, bột ngọt, mì chính,…
  • Gia vị dạng sệt: sa tế, tương ớt, tương cà,…
  • Gia vị dạng bột: bột cà ri, ngũ vị hương, bột húng lìu,…
  • Gia vị dạng hỗn hợp: sa tế, tương ớt, mẻ, dầu hào, dầu ăn, dấm bỗng, tương cà,…
các loại bột gia vị nấu ăn ngon
Gia vị cũng có thể được chia theo nhiều cấu tạo và hình dạng khác nhau

3. Hướng dẫn sử dụng các loại gia vị Việt Nam đúng cách 

Các món ăn sẽ trở nên ngon miệng, bắt mắt hơn rất nhiều nếu bạn biết cách sử dụng những gia vị cần có trong bếp một cách hợp lý. Dưới đây là một số nguyên tắc sử dụng gia vị đúng cách:

  • Nguyên lý tương sinh tương khắc trong phong thủy: Rất quan trọng trong việc nêm nếm và nấu ăn. Điều này nhằm giảm bớt hoặc tăng thêm đặc tính của món ăn, giúp cho món ăn không chỉ ngon miệng hơn mà còn không gây hại cho sức khỏe.
  • Liều lượng cho vào mỗi món ăn: Sẽ khác nhau, tùy thuộc hoàn toàn vào khẩu vị của bạn. Bạn có thể tham khảo các công thức cho từng món ăn rồi canh chuẩn lượng gia vị phù hợp.

(*) Lưu ý: Không nên lạm dụng các loại gia vị quá nhiều mà làm mất đi hương vị đặc trưng vốn có của món ăn mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn và người thân.

Bạn có thể tham khảo thêm cá loại gia vị rắc cơm cho bé vừa an toàn, tiện lợi, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn của bé.

Gia vị
Khi nêm nếm gia vị cần lưu ý nguyên lý tương sinh tương khắc

4. Các loại gia vị nấu ăn phổ biến tại Việt Nam

Gia vị góp phần tạo nên tinh hoa của ẩm thực Việt, nếu không có 11 loại gia vị sau chắc chắn hẳn bạn bè quốc tế sẽ không còn được thưởng thức món phở thơm ngon trứ danh Hà nội, cơm tấm bình dân với chén nước mắm chua ngọt của Sài Gòn,….và nhiều món đặc sản khác nữa.

  • Muối: Gia vị quen thuộc dùng để chế biến và bảo quản các loại thức ăn. Độ mặn của muối sẽ giúp món ăn được đậm đà và ngon hơn.
  • Đường: Dùng làm gia vị món ăn, pha nước hay làm các loại bánh ngọt, sử dụng đường còn giúp cơ thể bổ sung một nguồn năng lượng để hoạt động.
  • Nước mắm: Được làm từ nhiều loại cá khác nhau như cá cơm, cá thu, cá ngừ,… là linh hồn của nhiều món ăn Việt như cơm tấm, gỏi cuốn, các món cá thịt kho,… hay dùng để khử mùi tanh, ướp thực phẩm.
  • Giấm: Có nhiều loại như giấm táo, giấm gạo, giấm rượu,… là loại gia vị lên men được nhiều người Việt ưa chuộng dùng khử mùi tanh thực phẩm, làm nước dùng nấu lẩu chua.
  • Tỏi: dùng làm nước chấm hay để xào rau, ướp thịt đều rất ngon.
  • Hành phi: Dùng để ướp thịt, làm dậy mùi món ăn, có vị cay và hăng.
  • Gừng: Có tính ấm dùng để át đi vị tanh của thịt cá hoặc để pha nước uống rất tốt cho sức khỏe.
  • Nghệ: Dùng để xào hoặc om, màu vàng tươi của nghệ giúp món hấp dẫn hơn.
  • Tiêu: Có tính ấm, vị cay rất kích thích vị giác khi ăn, tiêu giúp món ăn thơm ngon hơn.
  • Ớt: Là gia vị không thể thiếu trong những chén nước chấm Việt, với vị cay, thơm tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Cơm mẻ: Loại gia vị đặc trưng có thành phần dinh dưỡng cao, giàu vitamin, acid lactic hay dùng làm nước chấm cho các món ốc luộc, làm canh hoặc lẩu chua.
gia vị việt nam phổ biến
Những loại gia vị đặc trưng của người Việt

5. Một số thắc mắc về các loại gia vị

Đồ ăn chay không nêm nhiều gia vị như đồ mặn, thường sẽ dùng những loại sau: Gừng tươi hoặc gừng xay, tỏi, hành băm nhuyễn, các loại hạt tiêu như tiêu trắng, tiêu đen, tiêu hột, đường, nước tương, nước mắm chay,…

Đông Nam Á là vùng đất “đa dạng trong thống nhất” bởi sự tương đồng trong văn hóa và nền ẩm thực nhưng mỗi vùng lại có những nét đặc trưng riêng. Các loại gia vị thường được sử dụng trong món ăn ở đây là: Ớt tươi hoặc khô, sả, lá chanh, hành tím, tỏi, ngò gai và đặc biệt là các loại nước mắm.

Vị trí: Đặt gia vị ở trên kệ bếp gần khu vực nấu ăn hoặc sắp xếp trên các kệ, tủ tránh bụi bẩn và các loại côn trùng.

Điều kiện: Thoáng mát, không bị chiếu ánh sáng trực tiếp, độ ẩm và nhiệt độ cao sẽ làm mất hương vị đặc trưng của gia vị.

Thông thường thì sẽ khoảng 1 năm, nếu để nguyên dạng và không nghiền thì là 3 – 5 năm.

Qua bài viết trên, Công ty Tân Kỷ Nguyên hy vọng đã giúp bạn tìm được câu trả lời cần thiết cũng như hiểu rõ hơn về các loại gia vị. Từ đó sẽ giúp các món ăn trong bữa cơm hằng ngày của gia đình bạn trở nên phong phú, bắt mắt và ngon miệng hơn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bạn những người luôn theo dõi và ủng hộ Công ty Tân Kỷ Nguyên trong thời gian vừa qua!

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TÂN KỶ NGUYÊN

Hotline:

  • Hà Nội: 0815 8888 99
  • Hồ Chí Minh: 0906 778 338
  • Zalo: 0986 255 699
  • Website: https://tkn.vn/

Địa chỉ:

  • Thành phố Hà Nội: Số A16 – TT19, khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Số 520, đường Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Chào mừng đến với Tân Kỷ Nguyên - nhà cung cấp hàng đầu cho các sản phẩm phụ kiện tủ bếp, phụ kiện nội thất và đồ dùng nhà bếp chất lượng. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự hào là chuyên gia hàng đầu về nội thất và phụ kiện tủ bếp, mang đến những kiến thức hữu ích nhất hướng đến cuộc sống thịnh vượng.